Kế toán trưởng là chức vụ quan trọng, không thể thiếu trong các doanh nghiệp cũng như đơn vị sự nghiệp hiện nay. Nhiệm vụ kế toán trưởng thường được quy định rõ ràng trong mô tả công việc hoặc hợp đồng lao động. Dựa trên đặc thù sản xuất, kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có quy định khác nhau.
Nhiệm vụ kế toán trưởng hiện hành
Như đã trình bày ở trên, nhiệm vụ kế toán trưởng phụ thuộc rất lớn vào mô hình kinh doanh, quy mô sản xuất của doanh nghiệp và các yếu tố khác. Tuy nhiên có thể đa số các vị trí kế toán trưởng hiện nay đều có chung những nhiệm vụ chủ yếu, bao gồm:
Theo dõi, quản lý hoạt động chung của bộ phận kế toán
Kế toán trưởng là một vị trí nằm trong các quản lý cấp cao, giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong các đơn vị, doanh nghiệp. Trong đó nhiệm vụ chủ yếu là phân tích, báo cáo kế hoạch tài chính, từ đó đưa ra những khuyến nghị hoặc chính sách phù hợp nhất với doanh nghiệp. Đảm bảo gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu nguồn chi phí, hỗ trợ ổn định nguồn tiền lưu động trong kinh doanh.
Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid 19, nền kinh tế thường xuyên bất ổn thì vai trò của kế toán trưởng đang được đánh giá cao. Hướng tới những giải pháp tài chính linh hoạt được vận hành ngay bên trong doanh nghiệp.
Từ nhiệm vụ quan trọng kể trên, kế toán trưởng cần nắm bắt và chịu trách nhiệm phân công, điều hành công việc của các kế toán viên. Đảm bảo mỗi cá nhân cần hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ được phân công. Góp phần ổn định tài chính doanh nghiệp lâu dài.
Đồng thời, kế toán trưởng cần đề xuất doanh nghiệp mở rộng các chương trình đào tạo nhân viên để nâng cao năng lực chủ chốt trong các bộ phận. Hướng dẫn nhân viên về quy trình làm việc và cách vận hành tài chính trong doanh nghiệp.
Giám sát quy trình quyết toán thu chi theo định kỳ
Thông thường các khoản thu, chi và việc kiểm kê tài sản, tài chính doanh nghiệp sẽ được thực hiện vào cuối năm tài chính. Tuy nhiên, nếu có yêu cầu từ ban lãnh đạo của doanh nghiệp hoặc trong những trường hợp kiểm tra đột xuất thì việc quyết toán có thể được thực hiện bất cứ lúc nào. Vì vậy, kế toán trưởng cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, đáp ứng yêu cầu trong trường hợp cần thiết.
Duy trì tính hợp pháp trong sổ sách tài chính
So với những nhiệm vụ trên thì việc đảm bảo độ chính xác, nhanh chóng, kịp thời của sổ sách tài chính trong doanh nghiệp cần được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt những giấy tờ liên quan như: giấy tờ thanh toán, thu chi; báo cáo tài chính; bảng cân đối kế toán; công nợ; bảo hiểm nhân viên công ty và các khoản đặc thù khác.
Phân tích và dự báo hoạt động tài chính doanh nghiệp
Kế toán trưởng là người nắm giữ các kế hoạch tài chính chủ chốt. Vì vậy cần thường xuyên theo dõi tình hình doanh nghiệp để kiến nghị những chính sách phù hợp nhất. Đảm bảo hạn chế rủi ro và những vi phạm tài chính, pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy trình vận hành của công ty.
Ngoài ra, kế toán trưởng cũng cần thực hiện một số nhiệm vụ khác trong trường hợp cần thiết hoặc dựa theo chỉ đạo của cấp trên. Điều này phụ thuộc rất lớn vào quy trình vận hành và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Những thông tin cần biết về vị trí kế toán trưởng
Để tìm hiểu rõ hơn về vị trí việc làm này, bạn cần nắm rõ một số khía cạnh quan trọng được đề cập ngay dưới đây.
Khái niệm kế toán trưởng
Kế toán trưởng có tên gọi Tiếng Anh là Chief Accountant. Đây là vị trí được cấp phép bởi Bộ Tài chính, là người phụ trách chính các vấn đề liên quan đến nguồn tiền và tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời chỉ đạo hoạt động ổn định của bộ phận kế toán.
Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến vị trí, chức năng và vai trò chủ đạo của kế toán trưởng. Thông thường vị trí này sẽ tồn tại dưới hai hình thức là trưởng bộ phận hoặc trưởng nhóm. Bên cạnh đó, tại một số doanh nghiệp có quy mô lớn, kế toán trưởng còn có nhiệm vụ điều hành, theo dõi và giám sát hoạt động của một nhóm chuyên gia tài chính. Tuy nhiên xét về mặt quyền hạn, kế toán trưởng vẫn nằm dưới quyền hành của Giám đốc tài chính.
Điều kiện để có thể làm kế toán trưởng
Xuất phát từ vai trò quan trọng của vị trí việc làm này mà các điều kiện để trở thành kế toán trưởng đã được quy định rõ trong văn bản pháp luật. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 50 Luật kế toán, để trở thành kế toán trưởng bạn phải đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn (được đào tạo từ cấp bậc Trung cấp) và nghiệp vụ.
Trường hợp được đào tạo chính quy từ bậc Trung cấp, yêu cầu phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong ngành kế toán mới đủ điều kiện trở thành kế toán trưởng. Đối với những người được đào tạo từ trình độ Đại học trở lên phải đáp ứng ít nhất hai năm công tác thực tế tại các đơn vị sự nghiệp và công ty.
Ngoài ra, kế toán viên cần học hỏi và bồi dưỡng thêm các chứng chỉ khác dựa theo nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
Trên đây là tổng hợp các nhiệm vụ kế toán trưởng thường thấy trong các doanh nghiệp, công ty. Đảm bảo hỗ trợ hoạt động tài chính ổn định trong doanh nghiệp.