Khả năng thanh toán tức thời

Khả năng thanh toán tức thời và hệ số khả năng thanh toán 

Blog Tài Chính

Khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là một trong những tiêu chí đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Từ các tiêu chí này có thể đánh giá được “sức khoẻ” của doanh nghiệp đến đâu, nguồn tài chính dồi dào hay không, tốt hay xấu. Bài viết này tôi sẽ trình bày cho các bạn hiểu hơn về khả năng thanh toán cũng như hệ số của khả năng thanh toán tức thời để mọi người có thể hiểu rõ hơn. 

Tìm hiểu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Trước khi đi tìm hiểu về hệ số khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp thì chúng ta tìm hiểu về khái niệm khả năng thanh toán của doanh nghiệp trước. 

Khả năng thanh toán tức thời

Hiểu đơn giản về khả năng thanh toán của doanh nghiệp chính là năng lực tài chính của doanh nghiệp hiện có. Năng lực tài chính có thể đáp ứng được mọi hoạt động, mọi nhu cầu thanh toán đối với các khoản vay ngắn và dài hạn hay không. 

Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt cho thấy doanh nghiệp đó có năng lực tài chính khoẻ. Họ có thể chi trả mọi khoản nợ mà doanh nghiệp hiện đang phải gánh. Nói cách khác, người ta đánh giá “sức khỏe” doanh nghiệp thì đây là một tiêu chí để họ dựa vào. Một doanh nghiệp nếu khả năng thanh toán thấp tức là khả năng phá sản sẽ gần kề hơn. 

Hiểu về hệ số khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp

Hệ số khả năng thanh toán tức thời là hệ số cho thấy được mức độ khả năng trả nợ trong ngắn hạn bằng tiền hoặc tương đương tiền của doanh nghiệp. Hiểu đơn giản rằng, với lượng tiền hiện có của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó có khả năng thanh toán luôn và ngay các khoản nợ ngắn hạn của họ hiện tại hay là không. 

Hệ số này còn được gọi là tỷ lệ thanh toán bằng tiền hoặc là chỉ số thanh toán tiền mặt. Chỉ số này được coi là chỉ số có khả năng đánh giá sát nhất tình hình tài chính, thanh toán của doanh nghiệp đó.

Công thức tính của hệ số này

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền/nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán tức thời 1

Tiền ở đây là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang luân chuyển hay cả các khoản đầu tư chứng khoán của doanh nghiệp, các loại tiền đầu tư khác có khả năng thu về trong thời hạn là 3 tháng mà không có rủi ro. 

Vì thế, hệ số này còn có khả năng đánh giá được tính thanh khoản của bất kỳ doanh nghiệp nào trong giai đoạn kinh tế gặp khó khăn. Còn khi nền kinh tế ổn định thì nó lại không hoàn toàn chính xác. Chúng ta hiểu rằng, việc nền kinh tế ổn định mà doanh nghiệp có quá nhiều tiền không sử dụng thì nguồn vốn của họ đang không hiệu quả, doanh nghiệp không có sức bật tốt. 

Có thể nói rằng, việc doanh nghiệp đảm bảo được dòng tiền luôn sẵn cũng có hai mặt của vấn đề. Hệ số thanh toán này thể hiện được là doanh nghiệp rất có nội lực, sẽ đứng vững dù có biến động kinh tế. Nhưng lại thể hiện rằng, doanh nghiệp đó không có sức bật trong nền kinh tế ổn định, khả năng tăng trưởng không có vì có nguồn vốn nhàn rỗi nhiều. 

Những lý do cần phải đánh giá khả năng thanh toán và lưu ý khi đánh giá

Cần phải đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp vì

  • Giúp các đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp nắm được tình hình. Từ đó đưa ra được quyết định quản lý và đầu tư thích hợp cho doanh nghiệp.
  • Nếu đánh giá mà khả năng thanh toán cao thì thể hiện rằng thời gian qua doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
  • Nếu đánh giá thấy được khả năng thanh toán thấp thì cho thấy doanh nghiệp đang đi sai hướng, cần phải điều chỉnh các khoản đầu tư để đảm bảo an toàn.
  • Khi đánh giá khả năng thanh toán, doanh nghiệp thấy được tiềm năng hoặc nguy cơ đang hiện hữu trong quá trình hoạt động của họ.
  • Còn đối với các chủ nợ của doanh nghiệp hay với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán sẽ đánh giá được đơn vị đó có khả năng trả các khoản nợ hiện có hay không. Từ đó ra các quyết định thu hồi vốn hoặc đầu tư tiếp để gia tăng lợi nhuận hoặc tránh được các rủi ro nếu doanh nghiệp có vấn đề.

Khả năng thanh toán tức thời 2

Lưu ý khi đánh giá

  • Phải đánh giá thật trung thực và khách quan. Các chỉ số phải thu thập và tổng hợp một cách chính xác nhất.
  • Khi đánh giá cần thực hiện các bước bài bản, đánh giá bằng một quy trình có sẵn để nhận thấy tình hình chung so với các doanh nghiệp khác.
  • Cập nhật mới nhất các chỉ số mà doanh nghiệp hiện có, không bỏ sót hoặc nhầm các chỉ số với nhau. Có thể dẫn đến đánh giá không chính xác ảnh hưởng đến các chính sách sau này.

Bài viết chia sẻ về khả năng thanh toán tức thời và hệ số khả năng thanh toán trên đây. Hy vọng giúp các bạn tìm hiểu về tài chính có thể hiểu hơn về vấn đề này để phục vụ cho quá trình làm việc hoặc học tập. Giúp các kế toán doanh nghiệp có thể hiểu hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp họ đang làm việc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *