Hệ số thanh toán ngắn hạn là gì? Công thức tính hệ số và các thông tin liên quan. Ở bài viết này tôi sẽ chia sẻ thông tin về lĩnh vực tài chính đến các bạn. Một thuật ngữ trong doanh nghiệp để các bạn có thể tham khảo. Cùng khám phá nào.
Khái niệm hệ số thanh toán ngắn hạn trong doanh nghiệp
Hệ số thanh toán ngắn hạn hay còn gọi là hệ số khả năng có thể thanh toán nợ ngắn hạn. Thuật ngữ ngày được biết đến là chỉ tiêu thể hiện doanh nghiệp có thể bù đắp được bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn cho một đồng nợ ngắn hạn mà họ đang phải gánh.
Hiểu đơn giản rằng, đây là một chỉ số thể hiện doanh nghiệp đó có khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền trong thời gian ngắn tốt đến mức nào. Để từ đó doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà họ đang nợ tổ chức tài chính, ngân hàng,…
Trong lĩnh vực tài chính, các doanh nghiệp được thể hiện năng lực tài chính chủ yếu qua tiền mặt họ đang nắm giữ hoặc là tiền gửi của họ, các khoản có thể thu về trong thời gian chỉ 3 tháng.
Còn các khoản nợ phải thanh toán chính là các khoản vay, khoản thuế chưa đóng, các số tiền nợ đối tác mà chưa thanh toán hết, mua hàng mà chưa trả tiền hàng,…
Vì thế các hệ số thanh toán như chỉ số khả năng thanh toán này dùng để đánh giá năng lực trả nợ của tổ chức, doanh nghiệp.
Cách tính hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Current Ratio)
Khả năng thanh toán của hay khả năng thanh toán ngắn hạn như đã nói ở trên là năng lực về tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ số này được tính toán để đáp ứng mục tiêu quản lý và liên quan tới việc định hướng các chính sách cho doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tính theo công thức
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Dòng tài sản đang lưu động và vốn đầu tư ngắn hạn/nợ ngắn hạn.
Nếu hệ số này cao thì thể hiện năng lực tài chính của doanh nghiệp lớn. Vì hệ số này cao thì khả năng chi trả nợ của doanh nghiệp tốt. Ngược lại, nếu hệ số này nhỏ hơn 1 tức là doanh nghiệp có khả năng sẽ không hoàn thành nhiệm vụ trả nợ trong ngắn hạn.
Mặc dù nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1, doanh nghiệp chưa thể trả được nợ ngắn hạn. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc công ty sẽ bị phá sản. Vì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như nguồn hàng của họ còn nhiều có thể bán để huy động thêm vốn hoặc huy động vốn trong dài hạn bằng các hình thức khác.
Tỷ lệ nêu trên cho phép các nhà đầu tư của công ty, ban giám đốc, ban lãnh đạo công ty biết được rằng. Thời gian qua, công ty của họ hoạt động có hiệu quả không và nguồn vốn họ đầu tư biến sản phẩm thành tiền mặt có tốt không. Từ đó họ sẽ có những điều chỉnh sao cho phù hợp với định hướng lâu dài và giải quyết các khó khăn trước mắt.
Dựa vào công thức trên, có thể phân tích được một yếu tố nữa. Đó là nếu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp mà chuyển dịch theo xu hướng tăng mà nợ ngắn hạn giảm xuống. Hoặc cùng tăng nhưng tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn nhanh hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Hoặc cùng giảm nhưng tăng nhưng tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó vẫn là tốt.
Mâu thuẫn trong hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
Mâu thuẫn thứ nhất
Khả năng thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Nhưng lại không thể khẳng định 100% là tình hình tài chính đang xấu khi mà tỷ lệ tính theo công thức bên trong đang lớn hơn 1.
Bởi vì khả năng thanh toán này nếu lớn hơn 1 nhưng hàng tồn kho nhiều và đang chuẩn bị cho vào lưu thông, tiền đầu tư ngắn hạn cũng sẽ về trong ngắn hạn. Khi đó năng lực tài chính của doanh nghiệp chưa hẳn đã xấu, thậm chí rất tốt nếu họ dự trù được khả năng dòng tiền của họ luân chuyển về.
Mâu thuẫn thứ hai
Tài sản đang luân chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn nhưng lại hình thành từ vốn vay dài hạn hoặc hình thành các nguồn vay khác. Khi đó, chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn thấp hơn 1. Tuy nhiên, nợ dài hạn và nợ khác lại rất lớn. Vì thế, nếu cứ lấy công thức này để hoạch định khả năng tài chính thì không thể đánh giá hết được tình hình. Vì chẳng khác nào doanh nghiệp đang dùng nợ để trả nợ.
Đến đây có thể rút ra kết luận rằng, hệ số này không phải lớn là đã tốt, nhưng không phải thấp cũng tốt. Tính hợp lý của hệ số mới là quan trọng.
Những kiến thức về hệ số thanh toán ngắn hạn đối với doanh nghiệp chia sẻ trên đây. Hy vọng rằng, mọi người đã hiểu hơn về thuật ngữ này để dùng thuật ngữ phục vụ cho công việc, cho học tập.