Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

Những điều cần biết về hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

Blog Tài Chính

Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu có tên gọi tiếng Anh là Debt to equity ratio, viết tắt là D/E. Đây là chỉ số tài chính thường được các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá sức mạnh tài chính thực tế cũng như nguồn tiền lưu động trong hoạt động của doanh nghiệp.

Định nghĩa hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

Hiện nay hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu được sử dụng như một công cụ thiết yếu, dùng để đo lường năng lực sử dụng nguồn tài chính và khả năng quản lý nợ của doanh nghiệp.

Cách tính hệ số nợ phải trả

Để tính hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bạn cần dựa trên công thức tính như sau: 

Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu

Từ công thức trên có thể nhận thấy hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu có sự tỷ lệ nhất định với các nguồn vốn cơ bản trong doanh nghiệp. Cụ thể là vốn nợ và vốn chủ sở hữu, đây là nguồn tài chính chứa đựng những đặc tính riêng biệt. Các nhà đầu tư hiện nay thường sử dụng mối quan hệ giữa chúng một cách phổ biến để phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp.

Trong danh mục bảng cân đối kế toán doanh nghiệp hiện nay thường không bao gồm các tài khoản cá nhân bởi chúng không được coi là nợ hoặc vốn chủ sở hữu. Nguồn tiền này thường xuyên có sự dao động linh hoạt, có thẻ bị bóp méo bởi những tài sản hoặc kế hoạch vô hình. Vì vậy, để tạo được đòn bẩy vững chắc cho tài chính doanh nghiệp, cần nghiên cứu kỹ các vấn đề liên quan các tài khoản này.

Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu 1

Các tài khoản nằm trong danh mục bảng cân đối tài chính cũng không có sự rõ ràng vì vậy các nhà đầu tư thường có sự sửa đổi nhất định khi tính toán tỷ lệ D / E. Đảm bảo tính hữu ích và thuận lợi cho quá trình so sánh các loại cổ phiếu thực. Bên cạnh đó để cải thiện tỷ lệ D / E một cách chính xác hơn bạn cần tận dụng một số yếu tố như tỷ lệ đòn bẩy ngắn hạn, kỳ vọng tăng trưởng trong một thời kỳ và hiệu suất lợi nhuận thực tế. 

Lưu ý quan trọng khi đánh giá tỷ lệ D/E

Khi đánh giá và phân tích tỷ lệ D/E bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:

  • Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu khi đặt trên bàn so sánh với tổng nợ phải trả của công ty và vốn sở hữu của cổ đông thì có thể được sử dụng để phân tích và đánh giá mức độ đòn bẩy của nguồn tài chính công ty.
  • Tỷ lệ D/E được đánh giá là có sự khác nhau nhất định giữa các nhóm ngành kinh doanh. Tạo nên sự thay đổi không nhỏ trong hệ số nợ lý tưởng của công ty.
  • Tỷ lệ đòn bẩy cao phản ánh xu hướng cổ phiếu hoặc các chính sách kinh doanh hiện hành tại công ty có nguy cơ gây ra các rủi ro lớn cho cổ đông.

Thông thường, các nhà đầu tư khi phân tích sẽ sửa đổi tỷ lệ D/E với mục đích giúp doanh nghiệp có mục tiêu và định hướng rõ ràng khi hoạt động, chỉ tập trung vào các khoản nợ dài hạn. Đồng thời, vạch ra kế hoạch cụ thể đối với nợ ngắn hạn và các khoản phải trả trong thời gian ngắn. Đảm bảo sự linh hoạt trong xoay vòng vốn doanh nghiệp.

Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu có ý nghĩa gì

Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ hữu, giúp nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và chân thực nhất về sức mạnh tài chính hiện hành của doanh nghiệp.

Về cơ bản, nếu con số này lớn hơn 1, nghĩa là tổng tài sản của doanh nghiệp được hình thành chủ yếu từ các khoản nợ. Trong trường hợp ngược lại, tỷ lệ này nhỏ hơn 1 nghĩa là tài sản doanh nghiệp sở hữu nguồn tài trợ chính là nguồn vốn của chủ sở hữu.

Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu 2

Xét về nguyên tắc, nếu hệ số này càng nhỏ phản ánh số nợ phải trả chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ trong tổng tài sản và nguồn vốn cố định của doanh nghiệp. Minh chứng cho sự phát triển ổn định và lâu dài của doanh nghiệp.

Trường hợp hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn về tài chính của doanh nghiệp càng cao. Cho thấy việc trả nợ đúng hạn không được đảm bảo, nguy cơ phá sản đang cận kề nếu tình trạng này kéo dài.

Để giảm thiểu các rủi ro lớn từ các khoản nợ trong doanh nghiệp, bạn cần sử dụng chi phí lãi vay một cách hợp lý, bằng cách trừ số tiền này vào khoản thuế thu nhập doanh nghiệp cố định.

Để theo dõi tỷ lệ D / E và các số liệu tài chính khác một cách thường xuyên, chính xác, bạn cần sử dụng phần mềm. Microsoft Excel là công cụ phổ biến nhất được sử dụng trong các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên với các nhà giao dịch hoặc đầu tư, việc tính toán tỷ lệ D / E đòi hỏi sự tỉ mỉ và sai số thấp. Do đó hệ số này có thể được tính toán nhanh chóng mà không cần đến sự trợ giúp của các mẫu có sẵn.

Hy vọng những thông tin về hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu được bật mí trên đây sẽ giúp bạn củng cố kiến thức về tài chính. Từ đó, có sự vận dụng linh hoạt trong chính sách kinh doanh hiện hành của công ty. Đảm bảo duy trì nguồn tài chính vững mạnh cho doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *