Dù những người yêu đồng hồ đã quá quen thuộc với cái tên “Đồng hồ Vintage” tuy nhiên không phải ai cũng có thể định nghĩa được chính xác đồng hồ Vintage là gì? Để có thể phân biệt được khái niệm và biết cách bảo quản đồng hồ thì hãy cùng Hapodecor tham khảo nội dung dưới đây nhé.
Đồng hồ vintage là gì?
Đồng hồ vintage thường được đánh đồng với khái niệm đó là đồng hồ cổ? Điều này có đúng hay không? Để biết được đúng hay sai thì trước hết chúng ta hãy cùng nhau xem xét khái niệm rằng đồng hồ Vintage là gì?
Trên các trang mạng xã hội, đã có khá nhiều người định nghĩa: “antique (đồ cổ) chỉ dành cho những mặt hàng trên 100 năm tuổi, trong khi đó, vintage (đồ cũ) được dùng để chỉ loại hàng từ 10 năm đến dưới 100 năm”.
Dưới góc độ thời trang thì từ Vintage ban đầu, theo nghĩa nguyên thủy để dùng cho các loại rượu hoặc dầu (oil), sau đó người ta nâng lên dùng để chỉ một chiếc xe cũ, có tuổi đời ít nhất 50 năm là vintage car. Cuối cùng, những người buôn quần áo second hand đã dùng từ vintage để chỉ những bộ quần áo cũ thuộc thời đại trước thường rất đẹp và may rất công phu. Sau này, từ vintage này được mặc định như một từ có nghĩa là “cổ – cũ”.
Bản thân từ vintage là một khái niệm cắt nghĩa liên quan đến thời trang và nó hoàn toàn được áp dụng cho các loại vật dụng thời trang là đồng hồ. Nó có nghĩa là: cũ và cổ điển. Bản thân một chiếc vintage watch thì phải được hiểu là một chiếc đồng hồ có dáng dấp trông cổ điển.
Ở Việt Nam chúng ta thì thường rất máy móc mà quy ra vintage watches bằng cách phân định tuổi của đồng hồ như 10 năm, 20 năm, hay 50 năm …Vậy đâu mới là dấu mốc chuẩn?
Dấu mốc chính xác mà dân chơi đồng hồ Châu Âu cũng như thế giới áp dụng cho các dòng đồng hồ vintage là thời điểm 1979-1980 đổ về trước. Đây chính là thời điểm diễn ra cuộc đại khủng hoảng thạch anh và cũng chính là thời điểm mà các ngân hàng Thụy Sỹ đầu tái cơ cấu 2 liên minh khổng lồ nhất Thụy Sỹ về đồng hồ khi đó đang đại bại trước người Nhật: ASUAG VÀ SSIH để tiến hành hợp nhất thành SMH mà sau này là SWATCH với bước đi đầu tiên là tái cơ cấu và sáp nhập hệ thống chế tạo máy đồng hồ thành ETA ngày nay – nguồn cung máy đồng hồ lớn nhất thế giới sau khủng hoảng thạch anh.
Nhiều người thường đánh đồng rằng đồng hồ cổ và đồng hồ Vintage cùng là một. Thế nhưng, đây là một cách hiểu không chính xác và vẫn còn chưa đầy đủ. Bởi vì đồng hồ vintage bắt đầu tính mốc từ năm 1980 trở về trước, cho nên là một chiếc đồng hồ cổ chắc chắn là một chiếc đồng hồ vintage xét về thiết kế lẫn máy móc. Tuy nhiên, ngược lại, thì đồng hồ cổ bắt buộc phải có niên đại tròn 100 năm đổ lên cho nên một chiếc vintage chưa chắc đã là đồng hồ cổ.
Sau khi đã tìm được cho mình những cỗ máy thời gian ưng ý, tiếp theo, bạn cần phải học cách bảo quản đồng hồ nếu bạn muốn duy trì giá trị và vẻ đẹp vĩnh cửu của sản phẩm đó.
- Bạn cần thường xuyên lau đồng hồ để đảm bảo nó luôn sáng bóng và sạch mồ hôi, đặc biệt là các vị trí ở viền đáy, góc chân càng. Nếu có thể, bạn hãy mang đồng hồ đến trung tâm bảo hành uy tín, có kinh nghiệm lâu năm để bảo dưỡng cho bộ máy bên trong.
- Khi hoạt động mạnh hay chơi thể thao thì bạn nên tháo đồng hồ ra để tránh va đập làm ảnh hưởng tới kết cấu của máy và cũng như tránh xước cho vỏ.
- Tránh tiếp xúc với các vật có độ cứng lớn hơn bề mặt của lớp mạ vì việc này sẽ gây xước, làm giảm độ bóng đẹp và sự sạch sẽ cho chiếc đồng hồ.
- Với loại đồng hồ cổ tự động, trước khi sử dụng thì nên lấy cót khoảng 4 đến 6 vòng (mồi) cho đồng hồ. Việc làm này sẽ đảm bảo hệ thống được khởi động tốt, chức năng tự động được phát huy hết tác dụng có nó và chạy chính xác ngay từ đầu.
Trên đây, Hapodecor đã chia sẻ đến bạn đọc khái niệm và những kinh nghiệm bảo quản đồng hồ vintage chi tiết nhất. Rất mong những thông tin trong bài này sẽ có ích với bạn.