Các khoản phụ cấp không tính đóng BHXH 2

Tìm hiểu các khoản phụ cấp không tính đóng BHXH năm 2021

Blog Tài Chính

Các khoản phụ cấp không tính đóng BHXH là một trong những chính sách mới được nhiều người lao động quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn 15 khoản thu nhập không tính đóng bảo hiểm xã hội và 10 khoản thu nhập tính đóng bảo hiểm bắt buộc dựa trên quy định mới nhất của Luật.

Các khoản phụ cấp không tính đóng BHXH

Các khoản phụ cấp không tính đóng BHXH

Quy trình thu bảo hiểm xã hội và một số loại bảo hiểm khác như: bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động,… có thể được tìm thấy dễ dàng trong các luật và nghị định hiện hành. Cụ thể tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 6 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành đã nêu rõ các khoản chế độ và phúc lợi khác được hưởng trong quá trình làm việc không nằm trong thu nhập tiền lương hàng tháng phải đóng BHXH.

Theo đó, có thể xác định các khoản phụ cấp không tính đóng BHXH bao gồm:

  • Các loại tiền thường:
    • Tiền thưởng được nhận dựa trên kết quả thực tế sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp hoặc dựa trên mức độ hoàn thành công việc theo yêu cầu được đặt ra (Điều 103 Bộ luật Lao động 2012).
    • Tiền thưởng sáng kiến.
  • Tiền ăn của người lao động vào giữa ca làm việc.
  • Một số khoản hỗ trợ khác như: xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, tiền nuôi con nhỏ.
  • Các trường hợp hiếu hỉ khác như: người lao động có thân nhân chết; có người thân kết hôn hoặc nhân dịp sinh nhật của người lao động.
  • Tiền trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn, ví dụ như tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp.
  • Một số khoản hỗ trợ hoặc trợ cấp khác được quy định riêng trong Hợp đồng lao động dựa trên thỏa thuận của người lao động và doanh nghiệp (Khoản 11 Điều 4 Nghị định 05/2015/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, các khoản thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng được quy định rõ ràng trong luật. Cụ thể tại Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã nêu rõ: tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm mức lương cơ bản, phụ cấp lương và những khoản bổ sung khác.

Có thể liệt kê 10 khoản tiền nằm trong thu nhập đóng bảo hiểm như sau: 

  • Tiền lương.
  • Các loại phụ cấp gồm: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp thâm niên; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp khu vực; phụ cấp nặng nhọc nguy hiểm; phụ cấp thu hút và các loại phụ cấp khác có tính chất tương tự.
  • Các khoản bổ sung có thể được xác định với mức tiền cụ thể nằm trong mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Đặc biệt phải được trả thường xuyên trong mỗi kỳ lương hàng tháng.

Những quy định cần biết về Bảo hiểm xã hội trong năm 2021

Có thể nói bảo hiểm xã hội chính là một phần quan trọng và tất yếu trong cuộc sống của nhiều công dân hiện nay. Cụ thể những thông tin được bật mí dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về lĩnh vực này.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Các khoản phụ cấp không tính đóng BHXH 1

Khái niệm bảo hiểm xã hội được quy định rõ tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, đây là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động trong những trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập. Xuất phát từ những nguyên nhân sức khỏe, ví dụ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc hết tuổi lao động, chết. Số tiền được nhận phải dựa trên cơ sở đóng quỹ hàng tháng của người lao động tại Quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội có mấy loại?

Hiện nay có hai loại hình bảo hiểm xã hội gồm:

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình do Nhà nước tổ chức và yêu cầu mọi người lao động, người sử dụng lao động đều phải tham gia.
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng là một loại hình do Nhà nước tổ chức. Tuy nhiên người tham gia sẽ được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp nhất với mức thu nhập của mình. Bên cạnh đó Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ một phần số tiền đóng. Đảm bảo người lao động được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Tuy có sự khác nhau về mức đóng và phương thức đóng nhưng mục đích đều hướng tới giảm thiểu những rủi ro, tai nạn cho người lao động.

Sổ bảo hiểm xã hội

Các khoản phụ cấp không tính đóng BHXH 2

Đây là căn cứ vô cùng quan trọng trong trường hợp giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi tham gia bảo hiểm. Những thông tin chính được trình bày trong sổ bao gồm: thời gian làm việc, quá trình và mức đóng.

Các chế độ bảo hiểm xã hội đang áp dụng

Tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 các chế độ bảo hiểm xã hội đang được áp dụng đối với người tham gia như sau:  

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc có những chế độ sau: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Người lao động được giải quyết chế độ trong trường hợp đáp ứng đủ các quy định được nêu rõ trong luật.
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ áp dụng hai chế độ phổ biến nhất với người lao động là hưu trí và tử tuất.

Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến các khoản phụ cấp không tính đóng BHXH và những quy định cần biết về bảo hiểm xã hội. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội. Đảm bảo quyền lợi cá nhân trong những trường hợp bệnh tật, khó khăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *